top of page
Ảnh của tác giảNam Nguyễn Trọng Thành

Wabi-Sabi Design | Nghệ thuật của sự không hoàn hảo

Đã cập nhật: 24 thg 11, 2022

Lịch sử

Đương thời, xã hội đa số đang tìm kiếm và đeo đuổi theo “sự hoàn hảo” từ hình thể, ăn mặc cho đến những mối quan hệ xung quanh. Với họ, sự hoàn hảo chính là biểu tượng của vẻ đẹp tuyệt đối và mang giá trị vật chất lẫn tinh thần quý phái.

Tuy nhiên, vào thế kỷ 15 tại Nhật, người ta cho rằng việc theo đuổi sự hoàn hảo là một giấc mơ viển vông và trái với vòng tuần hảo của tự nhiên. Vì thế, lý tưởng Wabi-Sabi được phát triển từ triết lý Phật giáo Thiền được ra đời và có ba nguyên tắc cơ bản: rằng không có gì là vĩnh viễn, hoàn hảo hoặc hoàn chỉnh. Những lời dạy cho thấy rằng cuộc sống được tận hưởng tốt nhất khi chúng ta chấp nhận những điều không hoàn hảo này. Vẻ đẹp được tìm thấy trong sự cân bằng giữa sự hài hòa và yên bình của wabi và sabi, bản chất phù du của thời gian và sự suy tàn. Mọi thứ đều không hoàn hảo một cách hoàn hảo.

“Wabi-Sabi” được ghép từ 2 nguyên âm “Wabi” (侘) miêu tả sự lược giản hóa (simplicity), sự bất đối xứng (asymmetric), sự không bằng phẳng (roughness), sự khiêm nhường (modesty), sự gần gũi (intimacy)…còn “Sabi” (寂) tượng trưng cho sự ăn mòn của thời gian lên vạn vật. Theo thời gian, những từ này được kết hợp lại với nhau để đại diện cho một lý tưởng của người Nhật về việc thấu hiểu sự vô thường và không hoàn hảo là những bước trên con đường dẫn đến giác ngộ. Và wabi-sabi, như chúng ta biết bây giờ, được tạo ra, thường được cô đọng trong một khái niệm là "sự thông thái trong sự đơn giản tự nhiên".

Đặc điểm nhận biết Wabi-Sabi

Wabi-Sabi thường được nhắc đến trong văn hóa đại chúng với những đồ gốm vỡ được hàn lại cùng với vàng được gọi là 'kintsugi', nhưng khái niệm này còn nhiều hơn thế nữa. Thẩm mỹ thiết kế của wabi-sabi thường được tìm thấy trong hầu hết các tác phẩm nghệ thuật của Nhật Bản trong đó có các nhà thiết kế nội thất luôn tìm cách áp dụng cùng một tâm lý tích cực mang các nguyên tắc cơ bản của wabi-sabi. Những đặc điểm này bao gồm tính không đối xứng, kết cấu và độ nhám, khiêm tốn và giản dị.

Việc sử dụng các đồ vật đã hao mòn theo thời gian và các vật liệu tự nhiên là chìa khóa để đạt được sự cân bằng đó và áp dụng đúng triết lý Wabi-sabi. Nội thất Wabi-sabi thanh lịch, thưa thớt và không hoàn hảo, nhưng mang lại phong cách thiết kế nội thất sang trọng rất hiện đại, được thể hiện qua màu sắc và mối quan hệ chặt chẽ với thiên nhiên.

Ứng dụng Wabi-Sabi trong thiết kế nội thất

Kiến Mộc Concept xin chia sẻ các nguyên tắc cơ bản của phong cách thiết kế Wabi-Sabi mà bạn có thể áp dụng cho ý tưởng ngôi nhà tuyệt hảo cho bản thân.

1. Màu sắc trung tính:

Bảng màu tốt nhất bạn có thể chọn để kết nối không gian với thiên nhiên và mang đến sự yên tĩnh, thoải mái và cảm giác yên bình. Các màu phổ biến nhất là SAND, GREYSTONE và SNOW WHITE. Tuy nhiên, nếu bạn thích màu sắc đậm hơn, hãy thử với màu xanh ô liu (Olive Green) hoặc xanh ngọc lam (Turquoise). Trong mọi trường hợp, không bao giờ sử dụng màu sắc sặc sỡ hoặc tone mạnh.

2. Tận dụng ánh sáng tự nhiên:

Ánh sáng tự nhiên cung cấp sự ấm áp vào ban ngày. Để tạo cảm giác gần gũi hơn cho không gian, sử dụng đèn treo với đèn chiếu điểm.

3. Tường tối giản:

Với Wabi-Sabi, chúng ta lượt bỏ bất cứ thứ gì được coi là thừa hoặc nhân tạo. Một lớp nền đơn giản và một vẻ ngoài không cầu kỳ sẽ phù hợp với bản chất của phong cách này.

4. Không hoàn hảo và đơn giản:

Nghe có vẻ trái ngược với dòng chảy của xã hội nhưng đối với dự án thiết kế nội thất Wabi-Sabi, chúng ta ưu tiên chọn loại sàn bất cân xứng và kết cấu không hoàn hảo. Về trang trí, hãy tìm những đồ vật đơn giản tạo không gian thưa thớt với các yếu tố được chọn lọc kỹ càng để hướng giải thoát sự ràng buộc của vật chất ra khỏi tâm trí con người.

5. Cái tôi cá nhân:

Sử dụng các vật liệu, vật dụng trang trí gắn liền với ký ức, kỷ niệm của bản thân để khi nhìn vào ta sẽ trân trọng cuộc sống hơn khi dòng chảy thời gian đã mang đến nhiều bài học cho bản thân.

6. Vật liệu tương quan với tự nhiên:

Bản chất Wabi-Sabi là trân trọng sự không hoàn hảo mà thời gian mang lại, vì thế các vật liệu từ thiên sẽ sẽ bộc lộ rõ nhất tính cách này trong thiết kế. Dù ta có cố gắng bảo dưỡng, đánh bóng đến đâu thì trầm tích của thời gian sẽ luôn cô đọng trên hình thể của vật chất đó.

7. Trân trọng thời gian:

Điều cuối cùng là bản thân chúng ta phải tự nhắc nhở và ý thức được không gian Wabi-Sabi mà chúng ta đang sống trong đó. Hãy trân trọng và khám phá các điểm tích của thời gian sẽ dần được hình thành và thể hiện qua thế giới quan của người chủ nhà.




18 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


  • Facebook
  • Instagram
bottom of page